Thành phần dầu gió gồm có những gì?

Đăng vào lúc 15/03/2020

Dầu gió là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe được sử dụng nhiều ở các nước châu Á. Dầu gió dùng cho mọi lứa tuổi từ người già đến trẻ nhỏ. Đây là một sản phẩm dùng cho các vấn đề như cảm lạnh, nhức mỏi cơ thể, côn trùng cắn,…Vậy, thành phần dầu gió gồm có những chất nào? có công dụng như thế nào?

Thành phần dầu gió là gì?

Thành phần chính của dầu gió là các loại tinh dầu thiên nhiên. Một số loại phổ biến như quếkhuynh diệpbạc hàđinh hươnglộc đề xanhtràm…Tùy vào mỗi nhà sản xuất mà loại tinh dầu cũng như tỷ lệ sử dụng cũng khác nhau. Đây là những công thức bí mật và được truyền từ đời này sang đời khác. Hai chất thường có trong các loại dầu gió là menthol và methyl salicylate. Một số loại dầu gió còn có thêm tinh dầu hoa hồngoải hương để tạo mùi dễ chịu cho sản phẩm

Công dụng dầu gió

Dầu gió có vị cay, tính mát với nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe như

  • Hạ sốt, giảm ho, giải cảm hiệu quả

  • Làm ấm cơ thể, giúp ngủ ngon hơn

  • Giảm phù nề, nhức mỏi, bong gân, cơ, khớp

  • Xua đuổi côn trùng như ruồi, muồi, ve, bọ chét

  • Xoa dịu cảm giác khó chịu khi bị lạnh bụng, đầy hơi

  • Khử mùi hôi của giày, dép, quần áo một cách hiệu quả

  • Giảm sưng tấy cho vết cắn, dốt của côn trùng như kiến, muỗi, ong

  • Ngăn ngừa sốc nhiệt khi làm việc ngoài trời trong ngày nắng nóng

Cách sử dụng dầu gió

dùng dầu gió để làm gì

Đầu tiên, cần rửa sạch và lau khô vị trí cần thoa dầu. Tiếp đến dùng đầu ngón tay lấy một lượng dầu gió vừa đủ và thoa lên da. Nếu bị côn trùng cắn thì thoa trực tiếp vào vết cắn, nếu đau bụng thì thoa quanh rốn, nhức đầu thì thoa vào thái dương và trên đỉnh đầu. Có thể kết hợp với việc day ấn huyệt để tăng hiệu quả.

Lưu ý khi dùng dầu gió để đảm bảo an toàn

Dầu gió là một sản phẩm rất thông dụng, hầu như gia đình nào tại nước ta cũng có một chai dầu gió. Trên thị trường cũng có nhiều loại dầu gió với kích thước, màu sắc, hình dáng đa dạng. Đây là một sản phẩm không kê đơn và được bán ở nhất nhiều tiệm thuốc tây thậm chí tạp hóa cũng có bán. Đã có nhiều vụ ngộ độc do sử dụng dầu gió sai mục đích, nhất là đối với trẻ em. Những lưu ý sau sẽ giúp chúng ta phát huy tối đa hiệu quả của dầu gió mà vẫn đảm bảo an toàn

  • Không dùng dầu gió hơn 4 lần/ ngày

  • Trước khi thoa dầu cần rửa sạch và lau khô da

  • Sử dụng một lượng vừa đủ cho mỗi lần sử dụng

  • Không dùng cho da bị trầy xước, niêm mạc mắt, vết thương hở

  • Không uống dầu gió, đặc biệt là công thức hóa học của dầu gió có chứa methyl salicylat

  • Tuyệt đối không dùng dầu gió cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú

  • Hít dầu gió giúp thông mũi nhưng nếu lạm dụng sẽ gây tổn thương màng nhầy cơ quan hô hấp

  • Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, khi dùng nhất thiết phải có sự giám sát của người lớn để đảm bảo an toàn

  • Dầu gió có chứa menthol không dùng cho người suy nhược cơ thể, bệnh nặng mới khỏi, huyết áp cao

  • Để nơi khô thoáng, tránh ánh nắng và xa tầm với của trẻ em

hiệu quả dầu gió

Sau khi xoa dầu gió trong vòng 5 – 90 phút, nếu nhận thấy các triệu chứng như bỏng miệng, buồn nôn, nôn mửa, co giật, khó thở, hôn mê … thì đó là tình trạng ngộ độc dầu gió. Hoặc khi phát hiện trẻ đã uống dầu gió phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, ngộ độc dầu gió có thể dẫn đến tử vong

0936.894.498